Tips vượt qua kỳ thi JLPT
Kỳ thi JLPT là một trong những kỳ thi tiếng Nhật quan trọng nhất với mục đích đánh giá trình độ tiếng Nhật của người học, đây được xem là một trong những bài kiểm tra khó nhất đối với người học tiếng Nhật.

Kỳ thi JLPT là một trong những kỳ thi tiếng Nhật quan trọng nhất với mục đích đánh giá trình độ tiếng Nhật của người học, đây được xem là một trong những bài kiểm tra khó nhất đối với người học tiếng Nhật.
Trong bài viết này, GoEMON sẽ cung cấp cho các bạn một số tips hữu ích để vượt qua kỳ thi JLPT sắp tới nhé!
1. Trước khi thi một ngày, nên dành thời gian để đọc lại kiến thức:
Dù là bạn đã ôn rất nhiều lần các giáo trình, hoặc là bạn chưa ôn được tí nào, thì vẫn nên xem qua sách vở một lần vào trước ngày thi, thậm chí là trước giờ thi. Vì càng sát giờ thi, nhớ thêm được phần kiến thức nào thì tốt phần ấy, biết đâu trong số kiến thức chúng ta ôn lại lại trúng vào bài thi thì sao? Có học vẫn hơn, kiên quyết không bỏ cuộc đến phút chót, mình tin là xác suất mất tiền cho nhà cái sẽ bớt đi được phần nào!
2. Một số lưu ý trong bài thi:
Phần thi ngữ pháp - đọc hiểu cần làm ĐỌC HIỂU trước
Tâm lý về độ khó cần được chuẩn bị như sau: Dễ nhất vẫn là ngữ pháp, khó hơn tí là từng vựng, khó hơn tí nữa là kanji, khó nhất vẫn đọc hiểu và nghe hiểu.
Nhiều bạn quá sa đà vào làm ngữ pháp dẫn đến khi làm đọc hiểu không đủ thời gian.Vì thế khi làm phần này chúng ta cần ưu tiên đọc hiểu và dành 25-30’ cuối giờ làm ngữ pháp.
Mấy câu chắc chắn ăn điểm thì tuyệt đối nên triển khai đầu tiên để lấy chắc điểm trước đã, không nên mất quá nhiều thời gian vào các câu khó mà chưa làm được, những câu ấy hãy để sau khi mình giành được số điểm chắc ăn đã rồi tính. Phần đọc hiểu ưu tiên thứ tự : làm bài tìm kiếm thông tin -> đoản văn -> trường văn-> trung văn.
Hãy cố gắng kiếm thật nhiều điểm ở ngữ pháp, từ vựng và kanji nhé!
Phần đọc hiểu:
Hãy đọc câu hỏi trước để xem nó hỏi gì và gạch chân những từ, ý chính trong câu hỏi, như vậy sẽ giúp não bạn tự lưu lại những từ đó và nảy ra từ đồng nghĩa giúp việc tìm manh mối trong đoạn văn nhanh hơn, dù không thể rõ hết nhưng cứ mặt kệ. Sau đó trở lại bài đọc hiểu để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Khi hai thông tin: thông tin chất vấn trong câu hỏi và thông tin trả lời trong bài đọc hiểu khớp với nhau thì bạn sẽ nhận ra ngay, và khả năng đúng sẽ cao hơn. Như vậy lại tiết kiệm thời gian hơn, đó là cảm nhận của chính mình.
Nếu là bài đoản văn thì thường câu chốt sổ sẽ là câu đầu hoặc câu cuối, trung văn và trường văn thì câu nào mà người viết bảo "có thể nhiều người nghĩ là....nhưng thực tế thì..." chính là gợi ý chính cho đáp án
Phần nghe hiểu:
Ở phần nghe hiểu, vứt bỏ hết những lý do không thể thay đổi như “bị ồn cái gì đó”, “kỹ thuật không tốt”, “căng thẳng sau nhiều phần thi trước”…vì chẳng nghĩa lý gì ngay lúc đó đâu. Hãy tập trung tối đa mà nghe. Thường thì mình sẽ tự vấn “sao dễ vậy được” khi mình phát hiện ra nên chọn một đáp án nào đó. Có thể ở đấy sẽ có chút “bẫy” nào đó trong câu hỏi, chứ không đơn giản là đáp án sẽ có từ giống với từ bạn đã nghe được. Như vậy bạn sẽ tránh bị “lừa”
Phần Goi cần làm nhanh
Nếu các bạn nắm vững kiến thức về từ vựng thì nhiều khi không cần đọc hết cả câu, mà chỉ cần nhìn vào phần đáp án là đã biết được đâu là đáp án đúng. Nên hạ gục nhanh – tiêu diệt gọn những câu tương tự để dành thời gian tập trung vào những phần khác. Phần này cực kì có lợi cho các bạn nắm chắc kiến thức về Hán tự, dù ở bất cứ level nào. Nên các bạn đừng bỏ qua việc học Hán tự hàng ngày nhé!
3. Viết ghi chú trong phần nghe nên viết nhanh và đúng
Ở phần nghe thì những lúc ghi chú bạn có thể viết bằng tiếng việt, tiếng anh, tiếng nhật, vv, tiếng gì cũng được quan trọng là mình đủ thoải mái để viết được nhanh và khi nhìn lại thì có thể hiểu được để chọn câu trả lời. Mình thấy có nhiều người hay nghĩ là thi tiếng nhật thì lúc ghi chú thông tin bài nghe cũng phải viết tiếng nhật, nhưng đến cuối cùng vì không quen viết nên thành ra lại bị chậm và bỏ lỡ thông tin. Nên chốt lại thì viết tiếng nào cũng được nha, miễn sao bạn viết nhanh và đúng là được.
4. Thà khoanh nhầm còn hơn bỏ sót
Đây là nguyên tắc tưởng dễ mà không đơn giản. Nhất là khi làm bài choukai hoặc khi không chủ động kiểm soát được thời gian. Bài choukai người ta chỉ đọc 1 lần, thời gian trôi đi rất nhanh, có khi chưa hiểu hết câu này đã sang câu khác, nên vấn đề là làm thế nào để vừa nhanh vừa chính xác. Bạn làm tới phần nào thì tô tới đó, cũng như là phải kiểm tra thật kĩ xem mình tô có đúng ô không. Nếu thấy khó, hãy quyết định chọn đáp án “tình nghi” nhất với bạn còn không thì cứ chọn 1 trong 4 đáp án. Còn hơn để rồi đến cuối cùng, bạn chẳng có thời gian để xem lại và chọn đáp án nào.
5. Chớ quên việc soát bài
Nếu có thể, hãy thiết lập cho mình một quy tắc, bằng mọi giá phải khoanh xong đáp án trước giờ kết thúc 5 phút. Hãy dành một chút thời gian để check lại bài, đây là một bước cần thiết để bạn có thể xem mình đã khoanh hết chưa, có khoanh sai ở đâu không, có muốn sửa đáp án nào không. Có những bạn khoanh lệch cả một hàng, nhờ việc soát lại nên kịp sửa. Những câu khó cũng có thể được quyết định lại trong thời gian này, vì thế nên khâu soát bài là một bước rất quan trọng trước khi nộp bài thi.
6. Nên mang theo đồng hồ.
Mang theo đồng hồ đeo tay khi vào phòng thi để chủ động hơn trong việc phân bố thời gian vì trong phòng thi thường sẽ không có đồng hồ. Để tránh tình trạng mê mải làm bài quá mà không chú ý tới thời gian, gần hết giờ rồi mới đơ người ra vì còn quá nhiều câu chưa khoanh. Nên hãy lưu ý mang đồng hồ để có thể kiểm soát được thời gian làm bài các bạn nhé!
Lưu ý là chỉ mang đồng hồ cơ thôi chứ không phải các loại đồng hồ thông minh nha.
7. Phải luôn luôn giữ được sự tỉnh táo
Khi thi xong nhiều bạn cảm thấy người nôn nao. Đó là do việc tập trung cao độ trong một thời gian dài để làm bài thi cực kì mất năng lượng. Nếu bạn mất đi sự tỉnh táo thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả làm bài của bạn nên trước khi thi chúng ta cần nạp đủ năng lượng. Mình thì hay dùng 1 lon monster trước khi thi, đảm bảo thi xong mấy tiếng vẫn tỉnh queo (thật sự là trừ khi thi còn không thì không bao giờ uống, vì nghe nói uống nhiều có hại cho sức khỏe)
8. Phân bổ thời gian hợp lý
Hãy phân chia thời gian hợp lý cho các phần đọc hiểu, nghe hiểu, ngữ pháp, kanji và cố gắng theo sát đúng những mốc thời gian đó. Các bạn không nên cố ăn thêm thời gian vì như vậy thì thành ra lại dành quá nhiều thời gian vào 1 phần mà không có đủ thời gian để chú tâm vào làm bài phần khác.
Hy vọng những tips mà GoEMON vừa chia sẻ trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn và đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi JLPT. Đừng quên rằng, việc học tiếng Nhật là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực từ phía người học.
Chúc các bạn thi tốt và đừng quên theo dõi GoEMON để xem thêm nhiều bài viết giá trị nha!
Nguồn: Tổng hợp và bổ sung