Kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ - Hành trình chinh phục ngọn núi cao nhất Nhật Bản
Nếu bạn đang chuẩn bị cho cuộc hành trình chinh phục núi Phú Sĩ thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của GoEMON nhé!
Nhìn từ xa, núi Phú Sĩ có thể sẽ khiến nhiều người choáng ngợp bởi vẻ đẹp hùng vĩ của nó, nhờ vậy mà nơi đây trở thành một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch và những người leo núi có kinh nghiệm.
Việc chinh phục núi Phú Sĩ không được coi là một cuộc leo núi đầy thử thách, nhưng nó vẫn thách thức người leo về sự kiên trì với hành trình kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Chuyến đi bộ dài 3.776,24 mét không dành cho những người yếu tim. Đối với những ai muốn chinh phục ngọn núi lửa linh thiêng này, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Một số lưu ý:
- Chuẩn bị vật dụng cần thiết: Trước khi đi, nên kiểm tra lại mọi vật dụng cần thiết: Ba lô du lịch gọn nhẹ, đèn pin, chai nước (loại nước giúp bổ sung ion, các chất điện giải), cơm nắm gói trong rong biển (phòng khi không ăn được thức ăn của nhà hàng), điện thoại pin có độ trữ lâu và chống thấm nước, kính bảo vệ mắt, bình thở oxy loại dành cho người leo núi không chuyên…
- Chọn trang phục phù hợp: Quần áo ấm loại dành cho người leo núi, loại áo mưa mặc vào người – gồm quần và áo có mũ (Trạm trên núi có bán, nhưng giá cao hơn và không có nhiều để lựa chọn). Giày leo núi có độ bám tốt. Gậy chống để leo núi (rất hữu ích khi bạn lên và xuống). Mang theo thuốc cảm.
Thời tiết ở núi Phú Sĩ rất khó đoán vì đây là vùng núi, chung quanh lại có hồ, nên có thể gặp mưa và không mưa. Nếu đi vào lúc trời mưa thì có thuận lợi là vắng người hơn ngày không mưa, leo lên rồi đi xuống không nóng bụi nhiều. Nhưng nếu quần áo không tốt, nước mưa thấm vào quần áo, bạn sẽ lạnh run và cảm sốt ngay. Vì thế lúc nào cũng cần có thuốc giảm sốt.
- Đừng nên đi một mình: Đoạn đường leo núi rất dài nên bạn đừng bao giờ quá tự tin để đi một mình, sẽ dễ bị nhầm đường. Dù đi khoảng 30 phút sẽ thấy một trạm dừng, thường là quán có bán thức ăn, nước giải khát, đồ lưu niệm và các vật dụng cần thiết.
Ngay cả trạm cuối thứ 10 – nằm gần bên cạnh miệng núi lửa, cũng có hai quán phía đường đi lên, và phía đường đi xuống. Nhưng nếu bạn bị sốt, lạnh, chuột rút thì khó có thể cầu cứu nếu như đó là đêm khuya. Các quán sẽ đóng cửa, tắt đèn để ngủ.
Một điều quan trọng là bạn phải luôn giữ ấm cơ thể. Mang theo cơm nắm trong hộp giữ ấm và nước uống có khoáng chất để giữ sức đi hết đoạn đường dài.
2. Mức độ thử thách khác nhau khi leo núi Phú Sĩ:
Từ điểm bắt đầu leo núi đến đỉnh núi sẽ mất khoảng 4 ~ 5 giờ, ở đây có con đường để leo núi và cả quán trọ dọc đường để nghỉ ngơi, có thể nói núi Phú Sĩ là ngọn núi dành cho những người leo núi ở cấp độ giữa.
Nếu là người đã có kinh nghiệm leo núi, chuẩn bị đầy đủ phương tiện thì có thể leo núi trong 1 ngày ~ 2 ngày 1 đêm.
Tuy nhiên với những người mới bắt đầu leo núi thì cần phải chú ý. Nếu các bạn chỉ nghĩ đơn thuần là thử sức khi leo núi Phú Sĩ thì có thể sẽ gặp sự cố nghiêm trọng, hoặc các vấn đề về sức khỏe.
Ngoài ra, tuỳ vào lộ trình và lịch trình bạn dự định leo núi mà mức độ thử thách cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về cẩm nang khi leo núi Phú Sĩ ví dụ như, mùa nào thích hợp để leo núi Phú Sĩ, lộ trình gợi ý, vật dụng cần trang bị trước,...
3. Kinh nghiệm khi leo núi Phú Sĩ:
- Mùa thích hợp để leo núi: Không phải trong suốt 1 năm lúc nào cũng có thể leo núi Phú Sĩ. Thời gian có thể leo núi từ thượng tuần tháng 7 đến thượng tuần tháng 9. Những thời gian khác sẽ không thể leo núi vì nguy hiểm.
Vào khoảng thời gian đóng cửa, có lúc nhiệt độ xuống đến dưới 0 độ C, nhiều khả năng sẽ không thể sử dụng được các nhà nghỉ trọ ven đường lưng chừng núi hay nhà vệ sinh.
Xung quanh cũng không có người leo núi khác nên sẽ gặp khó khăn khi muốn cần đến sự trợ giúp, vì vậy về nguyên tắc, trong khoảng thời gian đóng cửa sẽ không được leo núi Phú Sĩ.Thời gian mở cửa sẽ khác nhau tùy theo từng lộ trình leo núi.
- Điểm bắt đầu leo núi, lộ trình leo núi:
-Điểm bắt đầu: Có nhiều lộ trình để leo núi Phú Sĩ. Núi Phú Sĩ là ngọn núi nằm ở 2 tỉnh Yamanashi và Shizuoka, vì vậy điểm bắt đầu leo núi cũng nằm ở cả 2 tỉnh này.
-Lộ trình leo núi:
+Lộ trình điển hình gợi ý cho người mới bắt đầu: "Lộ trình Yoshida":
Thời gian leo núi: khoảng 6 tiếng
Thời gian xuống núi: khoảng 3,5 tiếng
Điểm xuất phát: Fuji Subaru Line 5th
+Lộ trình Fujinomiya" với tổng khoảng cách ngắn nhất, dành cho người có thể lực tốt:
Thời gian leo núi: khoảng 5,5 tiếng
Thời gian xuống núi: khoảng 4 tiếng
Điểm xuất phát: Fujinomiya Gucci 5th
+Lộ trình Subashiri" có thể thưởng ngoạn thiên nhiên ở Phú Sĩ:
Thời gian leo núi: khoảng 7 giờ
Thời gian xuống núi: khoảng 3,5 giờ
Điểm xuất phát: Subashiri Guchi 5th
+Lộ trình Gotemba" phù hợp khi leo núi theo điều kiện của bản thân
Thời gian lên núi: khoảng 8 giờ
Thời gian xuống núi: khoảng 4,5 giờ
Điểm xuất phát: Gotemba Guchi 5th
4. Hành trình chinh phục núi Phú Sĩ:
Đoạn đường từ chân núi lên tới đỉnh Phú Sĩ được chia thành 10 tầng (hay 10 trạm). Xe ở trạm dưới chân núi sẽ đưa du khách lên tầng 5 – trạm dừng đầu của núi để bạn chuẩn bị mọi thứ trước khi leo bộ đến tầng 10.
Bạn không nên phá kỷ lục là đi từ chân núi lên vì vừa mất sức vừa mất thời gian (có nhóm đã mất một ngày khi quyết định đi bộ từ tầng 3 và kết quả là đuối sức khi chưa đến tầng 5). Đi xe để tiết kiệm sức lực, vì thực tế chặng đường leo núi từ tầng 5 trở lên rất khó khăn với những thử thách sau:
- Phải đối mặt với giá lạnh (cái lạnh từ gió, hơi ẩm, và mưa) rất không dễ chịu.
- Nam giới to khỏe có thể đi trong 5 đến 7 giờ. Nhưng nếu trong đoàn có nữ, các bạn nữ có thể sẽ phải dừng lại nghỉ. Nên bạn cứ thong thả đi chậm, hít thở và ngắm khung cảnh xung quanh. Đi quá nhanh sẽ dễ bị rơi vào tình trạng thiếu oxy, lúc đó còn mất thời gian hơn.
- Từ tầng 5 lên tầng 6 là đoạn dễ đi nhất. Sang tầng 7 là vách đá dựng đứng. Đến tầng 8, 9, 10 thì khoảng cách giữa các trạm dừng chân ngày càng xa, bắt buộc bạn phải đi không ngừng vì sườn dốc không có chỗ ngồi lại để nghỉ. Nếu ngồi bạn sẽ lạnh cóng vì lúc đó thường là 2-3g sáng. Ngoài ra không khí rất loãng, bạn phải cần dùng đến bình thở oxy.
Nguồn: https://nhatban.net.vn/du-lich/kinh-nghiem-leo-nui-phu-si-nhat-ban.html
Follow GoEMON để cập nhật nhanh chóng những chia sẻ hữu ích về cuộc sống đời thường ở Nhật Bản nhé!