Mình đã đạt N1 như thế nào? (Phần 2)
Tiếp phần 1

.... Tiếp phần 1.
App mình sử dụng
- Mazii: Đây là ứng dụng từ điển Nhật-Việt mà mình đã dùng từ cách đây phải gần 3 năm và hiện giờ nó vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mình. Điều mình thích nhất ở app này chính là việc mình có thể tra từ Kanji một cách nhanh chóng, và mỗi chữ Hán đều được giải thích một cách chi tiết, từ cách đọc, nét vẽ cho đến bộ mà chữ Hán sử dụng.
- Quizlet – Ứng dụng học từ vựng hiệu quả: Bạn định làm flashcard bằng giấy? Mình có một đề xuất hay hơn. Hãy dùng Quizlet. Đây là một ứng dụng học ngoại ngữ siêu hay. Bạn có thể tạo ra một set ví dụ như từ vựng, sau đó tạo flashcard cho mỗi từ mà bạn muốn học. Sau khi bạn gõ vào từ mới tiếng Nhật (nhớ đặt language là Japanese), app sẽ tự động hiện ra ý nghĩa của từ đó ở dòng dưới, thậm chí là còn kèm theo cả ví dụ. Tuy nhiên phần chú giải này lại là bằng tiếng Anh, nên đối với ai không tự tin học flashcard Nhật-Anh thì chắc phải tự viết tay ý nghĩa tiếng Việt vào. Không chỉ dừng lại ở việc tạo flashcard, quizlet còn tạo ra một số chức năng như learn, test, game để học từ vụng hiệu quả hơn.
- Forest – Ứng dụng giúp cải thiện sự tập trung: Đây là ứng dụng giúp mình cải thiện sự tập trung. Bạn chỉ việc đặt giờ để app trồng cây, và trong khoảng thời gian đó, bạn không được sờ đến điện thoại. Nếu thoát khỏi màn hình ứng dụng thì cây đang trồng sẽ bị phá.
- Luyện nghe tiếng nhật N5-N1: Cả 3 cấp độ n3,2,1 mình đều sử dụng app để luyện nghe đề chính thức các năm, app này bạn nghe xong chọn đáp án và biết ngay kết quả. Hãy nghe kĩ từng câu từng chữ nếu miss chữ nào bạn hãy vừa nhìn script vừa nghe. Sau khi đã nghe được bạn hãy nghe lại 1 lần nữa và không nhìn script xem mình đã nghe được toàn bộ chưa. Chắc chắn bạn sẽ tiến bộ mỗi ngày đấy!
Hai phương pháp học tập hiệu quả: gợi nhớ và tái diễn đạt
Gợi nhớ :
Trước tiên, có một kiến thức cơ bản đã được khoa học chứng minh về việc ghi nhớ nhưng có lẽ không phải ai cũng để ý. Đó là: chúng ta sẽ nhớ được một thông tin lâu hơn khi cố gắng nhớ lại hoặc sử dụng thông tin đó nhiều lần. Nói cách khác, Output quan trọng hơn Input. Vậy, Input và Output là gì?
Việc ta tiếp nhận thông tin vào bộ não được gọi là Input. Bạn đọc một cuốn sách, nghe những gì người khác giảng, học những mẫu ngữ pháp, từng vựng mới… chính là Input. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng có thể ghi nhớ lâu chỉ dựa vào những Input đã có. Điều quan trọng là phải sử dụng Input đó, và ở đây, việc đưa ra thông tin được gọi là Output. Viết và nói là hai phương thức cơ bản của Output. Thế nên, để có thể ghi nhớ lâu thì điều bạn nên làm là viết ra hoặc nói ra những gì bản thân đã học. Ngoài ra, để có thể viết hay nói được những điều đã tiếp thu thì cần phải qua một bước trung gian đó là gợi nhớ (思い出す). Gợi nhớ càng nhiều, ta lại càng nhớ nó lâu. Hãy nhớ là như vậy.
Học Kanji thì bạn phải luyện viết chữ Hán ra giấy thật nhiều lần, học từ vựng thì bạn nên nói từ đó ra hoặc ít nhất là nhẩm miệng. Còn nếu chỉ học 1 lần và ghi chép vào vở có lẽ là chưa đủ. Nhắc đến đây thì mình muốn nói về chuyện ghi chép.
Thường thì ta hay có thói quen vừa nhìn giáo trình vừa chép lại vào sổ, giống như một thao tác copy paste vậy. Điều này không hoàn toàn sai, nhưng hiệu quả sẽ không cao. Vậy nên ghi chép như thế nào? Mình có một gợi ý như sau.
Trước tiên bạn hãy nhìn vào giáo trình ôn thi, nhìn vào cụm từ vựng hay mẫu ngữ pháp bạn đang học. Hãy cố gắng nhớ các nét chữ, nghĩa của từ vựng, hoặc là nhớ cách dùng mẫu câu, sau đó đừng nhìn vào sách mà tự viết ra vở những gì mình đã nhớ. Như vậy sẽ xuất hiện thao tác “gợi nhớ” nằm gi
ữa hai thao tác chủ yếu là tiếp nhận thông tin từ sách và chép ra vở. Mình đảm bảo là cách ghi chép này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với cách học thông thường, dù nó sẽ làm kéo dài thời gian học các mẫu ngữ pháp hay từ vựng, nhưng chậm mà chắc cũng tốt mà, phải không?
Tái diễn đạt
Phương pháp này có nghĩa là “diễn đạt lại những kiến thức đã học bằng ngôn ngữ của bản thân”. Phương pháp này nhấn mạnh việc hiểu được kiến thức và nội dung, chứ không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ. Mình đặc biệt khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp này cho việc học ngữ pháp. Nhưng trước đó mình muốn giới thiệu cho các bạn một cuộc khảo sát rất thú vị.
Vào năm 2014, trường đại học Washington đã tiến hành một cuộc khảo sát rất thú vị. Sinh viên được chia thành 2 nhóm.
* Nhóm 1: vừa học vừa nghĩ đến việc “học xong là phải làm bài kiểm tra”
* Nhóm 2: vừa học vừa nghĩ đến việc “học xong là phải dạy lại cho người khác”
Kết thúc quá trình học, sinh viên của cả 2 nhóm đều được cho làm một bài kiểm tra, và kết quả cho thấy sinh viên nhóm “học để dạy” (nhóm 2) có thành tích trung bình tốt hơn 28% so với nhóm “học để thi” (1).
Nói cách khác, nếu bạn có một suy nghĩ là mình phải học để còn giải thích lại cho người khác, thì khả năng ghi nhớ kiến thức đó sẽ tốt hơn. Lí do cũng khá đơn giản. Để có thể giải thích cho người khác thì trước tiên bản thân phải hiểu trước, và sau đó bạn còn phải chuyển đổi lượng
thông tin phức tạp đó thành một khối kiến thức dễ hiểu hơn để có thể giải thích cho người khác, nhờ thế mà chính bản thân bạn cũng sẽ nắm bắt kiến thức nhanh hơn.
Cuộc khảo sát mình chia sẻ ở phía trên mới chỉ dừng lại ở mức suy nghĩ. Nhưng rõ ràng, sau khi đã học thì bạn hoàn toàn có thể giải thích lại cho người khác. Nhưng nếu không tìm được ai thì cũng không có vấn đề gì. Bạn có thể tượng tượng ra như thể là bản thân đang đứng trên bục g
iảng và dạy lại cho người khác vậy.
Mình lấy ví dụ cụ thể cho việc học ngữ pháp nhé. Nếu học theo cách thông thường, thì đây sẽ là thứ tự học ngữ pháp: học ngữ pháp trên sách, chép lại cách sử dụng và một số câu ví dụ ra vở, sau đó ngồi làm luôn bài tập phía sau.
Còn đây sẽ là cách học khi ta áp dụng cả hai phương pháp gợi nhớ và tái diễn đạt:
1. Trước tiên, thay đổi cách ghi note, bằng việc ghi nhớ trong đầu những gì đã đọc trong sách rồi mới chép ra, thay vì vừa nhìn vừa chép.
2. Sau đó, hãy tưởng tượng mình là giáo viên dạy tiếng Nhật, và giải thích lại mẫu ngữ pháp vừa mới học đó bằng chính lời nói của mình.
3. Cuối cùng, làm bài tập ở phần sau.
Một số tips các bạn có thể tham khảo
1. Bạn nên tạo thói quen học ngoại ngữ ít nhất 25 phút trước bữa sáng. Sáng sớm sau khi dậy luôn là thời điểm thích hợp để thiết lập thói quen mới. Bạn cũng có thể dành 25 phút buổi tối trước khi đi ngủ để ôn lại kiến thức. Buổi tối thường là thời điểm có khả năng ghi nhớ học thuộc tốt hơn.
2. Để có thể kết nối thói quen học sáng lẫn tối, có một cách bạn nên thử, đó là mỗi tối sau khi học xong, bạn để nguyên trạng thái sách vở trên bàn, không gấp lại bất cứ một thứ gì. Như vậy sáng hôm sau khi dậy, khi ngồi vào bàn thì đã có sẵn sách vở ở trước mặt và bạn chỉ
việc tiếp tục học thôi. Làm thế này vừa giúp bản thân duy trì được việc học lại vừa tiết kiệm được năng lượng, bởi ngay chính việc đắn đo suy nghĩ cho việc lấy tài liệu sách vở ra mỗi sáng để học cũng đủ để khiến bản cảm thấy mệt mỏi rồi.
3. Trong một khoảng thời gian nhất định, thay vì chỉ học một kĩ năng, bạn có thể học 3 kĩ năng khác nhau. Ví dụ, trong 1 tiếng rưỡi buổi sáng, thay vì chỉ học kanji, bạn có thể chia ra thành 3 hiệp, mỗi hiệp 25 phút và học theo thứ tự là kanji, ngữ pháp từ vựng. Đây được
gọi là phương pháp Interleaving Study, ngược lại với Blocked Study
4. Bạn nên đưa vào khoảng 5-10 phút giải lao sau mỗi hiệp học, và trong khoảng thời gian này, việc làm tốt nhất để giúp não bạn ghi nhớ thông tin, chính là để nó được nghỉ ngơi. Nói cách khác, hãy dành 5-10 phút đó để làm một giấc ngủ ngắn. Đến đây mình xin kết bài nhé.
Hi vọng những dòng chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn đang theo đuổi chặng đường JLPT. Chân thành cảm ơn sâu sắc các bạn đã theo dõi và ủng hộ mình. Chúc Các bạn luôn gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống cũng như học tập.
Tác giả: Trần Quốc Duy