MẸO XIN ĐỒ NỘI THẤT MIỄN PHÍ CỰC DỄ Ở NHẬT
MẸO XIN ĐỒ NỘI THẤT MIỄN PHÍ CỰC DỄ Ở NHẬT

Ở Nhật bạn phải tốn khá nhiều tiền cho các khoản phí, nào là tiền điện, tiền gas, wifi,..Một cách để có thể mua sắm các món đồ nội thất tiết kiệm và miễn phí đó chính là trang web đồ cũ tại Nhật. Các trang web này bạn có thể xin đồ một cách miễn phí hoặc nếu có tốn phí thì cũng khá rẻ luôn. Sau đây hãy để Goemon chỉ cho bạn mẹo xin đồ nội thất miễn phí cực dễ ở nhật nhé!
Trang web Jimoty(ジモティー)
Trang web Jimoty khá nổi tiếng Nhật, trang web này cho phép người dùng đăng tải các thông tin về đồ dùng cũ như các thiết bị gia dụng, thiết bị điện tử,đồ chơi,..để có thể trao đổi hoặc mua bán. Trang web sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin về sản phẩm, hình ảnh, tình trạng món đồ, ghi chú của người bán, địa điểm nhận đồ và còn có cả đánh giá của những người mua trước nữa đó. Bạn có thể hỏi thăm về món đồ của mình có bị hư hỏng hay là còn sử dụng được hay không. Và không những thế bạn còn thể nhượng lại các món đồ của mình khi không cần dùng đến nữa đấy.
Ngoài ra trên Jimoty còn nhiều thứ hay ho như: tìm baito ngắn hạn, tìm nhà,...mà bạn có thể tham khảo nhé!
Trang web: https://jmty.jp/
Cách đăng ký tài khoản trên Jimoty
Để mua hoặc xin đồ trên Jimoty, điều đầu tiên là bạn cần tạo một tài khoản cho mình. Việc tạo tài khoản trên web này khá phức tạp với nhiều thủ tục xác nhận nên bạn tham khảo dưới đây nhé!
Bước 1: Truy cập trang web
Bạn có thể truy cập bằng điện thoại hay laptop sau đó vào đường link: https://jmty.jp/ để tiến hành tạo tài khoản.
Bước 2: Tạo tài khoản bằng cách bấm chọn vào biểu tượng đăng ký góc bên phải màn hình
Bước 3: Nhập thông tin sau: Bạn có thể nhập lần lượt tên tài khoản, email, mật khẩu.
Bước 4: Sau khi nhập email, họ sẽ gửi email xác nhận cho mình
Bước 5: Nhập thông tin cá nhân
Bước 6: Xác nhận cuối cùng bằng số điện thoại hoặc chứng minh danh tính
- Xác thực bằng SĐT sẽ nhanh hơn
- Nếu bạn muốn xác thực bằng danh tính: Thì bạn có một số giấy tờ sau
- Xác nhận của cá nhân: Giấy phép lái xe/ hộ chiếu/ thẻ bảo hiểm y tế khác nhau/ thẻ cư dân/ thẻ đăng ký cư trú cơ bản/ sổ ghi chép hưu trí khác nhau/giấy chứng nhận lương hưu,...
- Xác nhận của tập thể: Tờ khai thuế cuối cùng màu xanh/ thông báo mở/ giấy chứng nhận đăng ký con dấu...
Cách tìm đồ trên Jimoty
Sau khi tạo tài khoản trên website, các bạn có thể gõ từ khóa món đồ cần tìm hoặc kéo xuống trang dưới sẽ có mục tìm theo nhóm hàng (Xe đạp, nội thất,..)
Hoặc bạn có thể truy cập ngay vào mục “Pick up” bao gồm những món đồ được nhượng lại với giá 0 yên theo khu vực lưu trú của người bán.
Sau đó chọn khu vực và chọn "無料(Miễn phí)" để có thể tìm các sản phẩm miễn phí trong khu vực bạn.
Nếu bạn hứng thú với món đồ nào thì hãy nhấp vào chúng, trang web sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin như: địa điểm nhận đồ, tình trạng món đồ, ghi chú của người bán, đánh giá của những người mua trước.
Vafsex có những trường hợp mà người bán không giải thích rõ về tình trạng sản phẩm thì bạn có thể phản hồi ngay ở phần trò chuyện nhé!
Lưu ý: Nếu ưng ý một món đồ nào đó thì hãy nhanh chóng liên lạc với người bán vì có thể họ sẽ ưu tiên theo thứ tự của người nhắn tin trước đấy.
Và sau đây là một số mẹo khi xin đồ tại Jimoty
Nên hỏi kỹ về tình trạng đồ đạc
Vì đây là các món đồ miễn phí nên rất có khả năng là sẽ bị hư hỏng hoặc không sử dụng được. Để đề phòng các trường hợp cất công tới lấy đồ nhưng lại mang về không dùng được, thì hãy hỏi thông tin thật kỹ từ người bán nhé.
Xác nhận nơi nhận hàng
Trên Jimoty, đa phần người bán sẽ yêu cầu người mua phải tới lấy hàng trực tiếp, vì vậy bạn cần xác nhận trước xem vị trí của họ cách mình bao xa nhé! Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không có phương tiện vận chuyển thì có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ chuyển đồ của Jimoty.
Cảm ơn khi nhận được hàng
Nếu bạn nhận được hàng miễn phí hoặc mua với giá rẻ thì đừng quên gửi lời cảm ơn tới người bán nhé!
Trên đây là những chia sẻ về mẹo xin đồ cũ miễn phí cực dễ tại Nhật hy vọng bài viết sẽ giúp được cho bạn trong quá trình sinh sống và làm việc tại Nhật nhé!
Follow GoEMON để cập nhật nhanh chóng những chia sẻ hữu ích về cuộc sống đời thường ở Nhật Bản nhé!
Nguồn: Papaken