Tổng hợp các chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời thì GoEMON sẽ tổng hợp chi tiết cho bạn nhé!
Trong những năm gần đây, việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời đã thu hút sự quan tâm của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tốn rất nhiều chi phí ban đầu. Trong bài viết này sẽ tổng hợp các loại chi phí lắp đặt cho việc sản xuất điện mặt trời và các cách để giảm thiểu chi phí lắp đặt cho gia đình bạn nhé!
1. Chi phí lắp đặt trung bình để sản xuất điện mặt trời là bao nhiêu?
Chi phí lắp đặt trung bình cho hệ thống điện mặt trời sử dụng trong kinh doanh:
Chi phí lắp đặt trung bình cho hệ thống điện mặt trời sử dụng trong gia đình:
2. Tổng hợp các chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời
Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời được chia thành ba phần chính: Chi phí hệ thống, Chi phí thi công lắp đặt, và Các chi phí khác.
2.1. Chi phí hệ thống
Đây là chi phí cho các thiết bị và hệ thống cần thiết để lắp đặt điện mặt trời. Giá bán có thể khác nhau đáng kể tùy thuộc vào công suất lắp đặt và nhà sản xuất.
Bao gồm:
2.2. Chi phí thi công lắp đặt
Đây là chi phí cho việc lắp đặt và đi dây hệ thống điện mặt trời. Chi phí này có thể khác nhau đáng kể tùy thuộc vào địa điểm lắp đặt và phương pháp thi công.
Theo dữ liệu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, chi phí thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời là khoảng 7.6万円 / 1kW. Như vậy, đối với hệ thống điện mặt trời có công suất từ 3 đến 5 kW, chi phí thi công dự kiến sẽ dao động từ 22.8万~38万円. Tuy nhiên, giá cả có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào hình dạng của mái nhà và phương pháp lắp đặt.
2.3. Các chi phí khác
Đây là chi phí cho các thủ tục và giấy tờ cần thiết khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoặc chi phí phát sinh sau khi lắp đặt.
Bao gồm:
- Chi phí bảo trì: Là chi phí phát sinh cho công việc kiểm tra và bảo trì sản xuất điện mặt trời, chi phí trung bình là 1万~3万円 / lần
- Chi phí sửa chữa: Là chi phí phát sinh khi hệ thống điện mặt trời gặp sự cố hoặc hư hỏng. Các thành phần chính của hệ thống điện mặt trời bao gồm: tấm pin mặt trời, bộ điều hòa công suất, và đồng hồ đo lượng điện. Chi phí sửa chữa/thay thế cho từng hạng mục như sau:
- Chi phí vệ sinh: Là khoản chi phí phát sinh khi thực hiện công việc vệ sinh cho hệ thống điện mặt trời. Chi phí vệ sinh khác nhau tùy thuộc vào công ty, nhưng thường được phân chia như sau:
- Phí vệ sinh cơ bản: 5万円
- Phí vệ sinh tấm pin: 500~1,000円/tấm
- Phí bảo hiểm: Là khoản chi phí phát sinh từ việc tham gia các loại bảo hiểm để dự phòng cho các thiên tai xảy ra như động đất, bão…. Phí bảo hiểm khác nhau tùy thuộc vào loại bảo hiểm, nhưng đối với bảo hiểm động đất, giá trung bình là khoảng 1% chi phí sản xuất điện mặt trời ban đầu, còn đối với bảo hiểm hỏa hoạn là khoảng 3% chi phí ban đầu.
- Thuế: Sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, bạn có thể giảm chi phí điện và kiếm thêm từ việc bán điện, mang lại lợi ích cho tài chính gia đình. Tuy nhiên, đồng thời cũng sẽ phát sinh một số loại thuế. Hai loại thuế lớn liên quan đến chi phí vận hành của hệ thống điện mặt trời là thuế thu nhập và thuế tài sản cố định.
- Thuế thu nhập là khoản thuế áp dụng cho thu nhập từ việc bán điện dư thừa. Tuy nhiên, thuế này chỉ áp dụng khi thu nhập từ việc bán điện vượt quá 20万円 mỗi năm. Việc sản xuất điện năng lượng mặt trời theo hộ gia đình thông thường về cơ bản đều dưới 10kw nên khoản thuế thu nhập hầu như được miễn.
- Thuế tài sản cố định là khoản thuế áp dụng đối với các tài sản cố định như đất đai, nhà ở và tài sản khấu hao. Nếu hệ thống điện mặt trời có công suất từ 10kW trở lên, nó sẽ được coi là tài sản cố định (tài sản khấu hao), do đó, bạn sẽ phải trả thuế tài sản cố định dựa trên giá trị đánh giá và tỷ lệ thuế tương ứng.
3. Làm thế nào để giảm chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời?
Khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, chi phí ban đầu sẽ rất lớn. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu một khoản chi phí lắp đặt với 3 cách sau:
3.1. Chọn tấm pin mặt trời có hiệu suất phát điện cao
Tấm pin mặt trời chiếm phần lớn chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời, vì vậy nhiều người có xu hướng chọn tấm pin giá rẻ nhất có thể. Tuy nhiên, nếu chỉ chú ý đến giá cả, có nguy cơ chọn phải tấm pin có hiệu suất phát điện thấp và không phù hợp với ngôi nhà. Nếu hiệu suất phát điện thấp, bạn sẽ không thể kỳ vọng vào việc giảm hóa đơn tiền điện, và có khả năng không tạo ra lượng điện dư thừa để bán lại.
3.2. Tận dụng các khoản trợ cấp
Để giảm chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời, việc tận dụng các khoản trợ cấp cũng là một phương án. Vì mỗi chương trình trợ cấp có điều kiện khác nhau, hãy kiểm tra trước để biết các yêu cầu cụ thể.
3.3. Cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn nhà cung cấp / nhà thầu lắp đặt
Khi lựa chọn nhà cung cấp, bạn hãy nhận báo giá từ nhiều đơn vị để so sánh và cân nhắc vì chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời có thể khác nhau nhiều tùy vào nhà sản xuất và công suất hệ thống.
Lưu ý: Đơn vị có báo giá thấp nhất không chắc là lựa chọn tốt nhất. Nếu giá quá rẻ, có thể chế độ bảo hành không tốt, dẫn đến chi phí cao hơn khi cần bảo trì hoặc sửa chữa. Vì vậy, khi chọn nhà cung cấp, không nên chỉ nhìn vào giá báo mà nên đánh giá toàn diện.
----------------------
GoEMON - Giải pháp năng lượng mặt trời tiết kiệm cho gia đình
Dịch vụ của GoEMON bao gồm:
Tư vấn chuyên sâu
Thiết kế & lắp đặt hệ thống đạt chuẩn, đảm bảo an toàn
Lắp đặt pin tích điện
Bảo trì định kỳ
Liên hệ với GoEMON để nhận tư vấn về lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho gia đình bạn!
👉 Fanpage: GoEMON Bất động sản
👉 Hotline: 052-990-1502
👉 Website: https://energy-j.jp/contact