![](/_ipx/f_webp/https://storage.googleapis.com/download/storage/v1/b/goemon-jp/o/1671353685249-file.png%3Fgeneration=1671353685453697%26alt=media)
Bảo hiểm tai nạn lao động ở Nhật Bản. Nhận được những trợ cấp gì và cách làm thủ tục nhận trợ cấp?
Hãy cùng GoEMON tìm hiểu về bảo hiểm tai nạn lao động và các thủ tục nhận trợ cấp ở Nhật Bản.
Bảo hiểm tai nạn lao động là loại bảo hiểm mà người lao động sẽ được nhận bồi thường khi họ gặp những vấn đề trong quá trình lao động như bị ốm, bị thương tích hoặc bị tàn tật.
Trong bài viết này, GoEMON - Cuộc sống ở Nhật sẽ cùng bạn tìm hiểu về bảo hiểm tai nạn lao động ở Nhật Bản và hướng dẫn một số các thủ tục liên quan để nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động nhé!
1. Bảo hiểm tai nạn lao động ở Nhật Bản là gì? Các đối tượng được nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động là bảo hiểm bồi thường cho các thương tật do tai nạn xảy ra liên quan đến công việc, cũng như các vấn đề hoặc tổn hại do công việc gây ra cho người lao động.
Bảo hiểm tai nạn lao động không chỉ cung cấp các khoản bồi thường cần thiết cho các thương tích và bệnh tật xảy ra trong quá trình làm việc hoặc khi đi làm, mà còn bảo vệ sinh kế của nhân viên và hỗ trợ cho các gia đình có người thân ảnh hưởng bởi nghề nghiệp nhằm tối ưu hóa điều kiện làm việc và cải thiện phúc lợi của người lao động.
Nhìn chung bảo hiểm lao động tại Nhật Bản là một hệ thống hỗ trợ tài chính, chi trả chi phí y tế và sinh hoạt cho người lao động khi gặp thương tích hoặc bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bị thương khi di chuyển đến/về nơi làm việc.
2. Các trường hợp người lao động được nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động
1. Tai nạn khi đang lao động
Tai nạn khi đang lao động là những sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc, để lại hậu quả thương tích hoặc thậm chí là tử vong.
Ví dụ như:
- Bị vướng vào thiết bị máy móc khi đang làm việc
- Tai nạn giao thông khi đang đi lại công tác
- Bị điện giật do sử dụng thiết bị tại nơi làm việc
- Bị ngã và bị thương ngay trong nơi làm việc, ...
2. Tai nạn khi đi lại giữa nơi làm việc
Tai nạn khi đi lại giữa nơi làm việc là những sự cố bất ngờ xảy ra trên đường di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại. Những tai nạn này có thể gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người lao động.
Ví dụ như:
- Bị ngã khi đang đi xe đạp đến nơi làm việc
- Bị tai nạn xe máy hoặc ô tô khi đang đi đến công ty
- Bị ngã và trầy xước do trời mưa to, sương mù dày đặc khi đi đến nơi làm việc
- Bị tai nạn do gặp sự cố bất ngờ như lở đất, sạt lở, cây đổ,...
3. Tổn thương tâm lý do công việc
Tổn thương tâm lý do công việc là những tổn thương tinh thần dẫn đến các vấn đề tâm lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và cuộc sống của người lao động.
Ví dụ như:
- Căng thẳng do áp lực công việc
- Quấy rối, bạo lực nơi công sở
- Môi trường làm việc độc hại như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ...
- Phân biệt đối xử: Bị phân biệt đối xử về giới tính, tuổi tác, tôn giáo,...
3. Những trợ cấp nhận được khi bị tai nạn lao động là gì?
1. Trợ cấp y tế:
Đối tượng được trợ cấp
- Người bị thương hoặc mắc bệnh do tai nạn lao động
Chi tiết trợ cấp
- Thanh toán toàn bộ, bao gồm cả chi phí nhập viện, chi phí điều trị, phí chăm sóc và phí vận chuyển.
- Khi điều trị tại bệnh viện hoặc nhà thuốc, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện trực tiếp từ bảo hiểm tai nạn lao động.
2. Trợ cấp nghỉ việc tạm thời
Đối tượng được trợ cấp
- Người không thể tiếp tục làm việc do tai nạn lao động
Chi tiết trợ cấp
- Trợ cấp được tính tương đương khoảng 60% so với mức lương bình quân.
- Trợ cấp này sẽ cấp cho bạn một khoản tiền nhất định tương ứng số ngày nghỉ ốm.
- Trợ cấp sẽ được chi trả cho người lao động từ ngày thứ 4 họ nghỉ ốm.
3. Trợ cấp thương tật
Đối tượng trợ cấp
- Người bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động
Chi tiết trợ cấp
- Chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy theo mức độ di chứng
- Mức độ di chứng càng cao, mức chi trả càng cao
- Mức độ di chứng:
- Phân loại từ 1 cấp đến 14 cấp
- Cấp 8 đến 14 sẽ được chi trả "Trợ cấp một lần (bồi thường) cho di chứng"
4. Trợ cấp cho người phụ thuộc trụ cột lao động
Đối tượng được trợ cấp
- Người lao động tử vong do tai nạn lao động
- Người thân của người lao động được người đó bảo trợ
Chi tiết trợ cấp
- Chi trả một khoản tiền đặc biệt hoặc trợ cấp hưu trí cho gia đình của người qua đời.
- Số tiền được chi trả sẽ được quyết định dựa trên số lượng người thừa kế và độ tuổi của họ.
Điều kiện để tham gia và nhận được bảo hiểm lao động.
Chỉ cần bạn đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản không phân biệt quốc tịch, tình trạng lưu trú, hoặc thời gian làm việc.
Thậm chí cả những người nước ngoài có kỹ năng đặc biệt (SPECIFIED SKILLED WORKERS) cũng được xem là một phần của lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản và được bảo hiểm tai nạn lao động. Nếu bạn có thể làm việc trong 14 lĩnh vực thiếu nhân lực như điều dưỡng và dịch vụ ăn uống.
Người lao động bất hợp pháp cũng được hưởng bảo hiểm lao động.
Kể cả nếu là người lao động bất hợp pháp cũng thuộc đối tượng của bảo hiểm tai nạn lao động. Đây là những người nước ngoài làm việc vi phạm điều kiện lưu trú. Ví dụ, làm việc khi có visa du lịch hoặc sau khi hết hạn visa.
Mặc dù bị vi phạm pháp luật nhưng những người này vẫn không bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm tai nạn lao động. Nếu họ gặp tai nạn lao động, họ vẫn có thể nhận được các khoản trợ cấp từ bảo hiểm tai nạn lao động.
4. Quy trình liên quan đến các thủ tục được nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động
Bước 1: Lấy mẫu đơn
Đầu tiên, bạn cần phải lấy các mẫu đơn cần thiết từ theo quy định từ Văn phòng Thanh tra Tiêu chuẩn Lao động địa phương hoặc trang web chính thức của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Các mẫu đơn khác nhau tùy thuộc vào loại bồi thường, vì vậy hãy kiểm tra xem bạn đủ điều kiện nhận khoản bồi thường nào.
Bước 2: Điền vào mẫu đơn
Khi bạn có mẫu đơn, hãy điền thông tin cần thiết theo yêu cầu. Tùy thuộc vào loại bồi thường, cần điền vào cơ sở y tế nơi điều trị thương tích hoặc bệnh tật, tên của thương tích hoặc bệnh tật.
Ngoài ra, trên mẫu đơn còn có một cột chữ ký yêu cầu bồi thường để người sử dụng lao động xác nhận rằng tai nạn đã xảy ra đúng với mô tả (không phải để xác nhận rằng đó là tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông). Nếu không lấy được chữ ký của chủ doanh nghiệp nghĩa là nội dung chưa đầy đủ, trong trường hợp đó vui lòng liên hệ với Văn phòng Thanh tra Tiêu chuẩn Lao động.
Sau khi hoàn thành mẫu đơn, hãy chuẩn bị các tệp đính kèm theo loại bồi thường.
Bước 3: Gửi hồ sơ cho Văn phòng Thanh tra Tiêu chuẩn Lao động và chờ cấp chứng chỉ
Khi bạn đã chuẩn bị xong mẫu đơn và các tài liệu kèm theo, hãy nộp nó cho Văn phòng Thanh tra Tiêu chuẩn Lao động.
Sau khi nộp đơn, Văn phòng Thanh tra Tiêu chuẩn Lao động tiến hành điều tra dựa trên nội dung của đơn.
5. Cách tính phí bảo hiểm tai nạn lao động
Phí bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động = Tổng tiền lương của tất cả người lao động trong năm trước × Tỷ lệ phí bảo hiểm tai nạn lao động
Trên đây là một số thông tin cần thiết cùng với một số hướng dẫn về bảo hiểm tai nạn lao động ở Nhật Bản. Tai nạn lao động là điều mà không một ai mong muốn. Thế nhưng, trong những trường hợp không may xảy ra trong quá trình làm việc, việc nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động có thể san sẻ bớt gánh nặng của người lao động và kể cả gia đình họ.
Follow fanpage GoEMON - Cuộc sống ở Nhật để cập nhật nhanh chóng những chia sẻ hữu ích về cuộc sống đời thường ở Nhật Bản nhé!
-----------------
Nguồn tham khảo: LocoBee
https://corp-japanjobschool.com/divership/