6607 Lượt xem

5 cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam mà bạn cần biết

10:56 24/10/2023

Cùng GoEMOn tìm hiểu 5 cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam mà bạn cần biết để xem gồm những cách nào nhé!

Ngày nay, nhu cầu gửi hàng hóa về nước ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều hình thức vận chuyển để bạn lựa chọn. Nhưng chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn thắc mắc không biết dịch vụ nào tốt. Mỗi dịch vụ vận chuyển đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Dưới đây GoEMON sẽ chia sẻ đến các bạn “5 cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam” để từ đó tùy vào món hàng mà bạn muốn gửi về nước mà lựa chọn cho mình dịch vụ phù hợp nhé!

1. Gửi qua đường bưu điện 

Thông dụng và phổ biến nhất hiện nay tại khắp các tỉnh thành tại Việt Nam và Nhật Bản chính là gửi qua bưu điện EMS.

Bất cứ một dịch vụ vận chuyển hàng hóa nào cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy bạn cần phải hiểu rõ:

  • Ưu điểm: Nhanh, gọn lẹ, có mặt ở hầu hết mọi nơi, dễ sử dụng và giá thành rẻ phù hợp với mọi đối tượng.
  • Nhược điểm: Gửi hàng quốc tế qua đường bưu điện dễ bị thất lạc đồ.

Việc xảy ra thất lạc đồ chính là một những nỗi lo của người gửi. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Và vấn đề này chỉ xảy ra ở khâu kiểm tra của hải quan. Còn khi hàng đã về đến Việt Nam thì bưu phẩm mà bạn ký gửi sẽ do bưu chính Việt Nam vận chuyển nên sẽ rất khó để biết được hàng hóa của bạn bị thất lạc ở đâu.



*Lưu ý: Nếu lựa chọn bưu điện là phương tiện để ký gửi thì bạn chỉ nên lựa chọn tài liệu hoặc các loại hàng hóa có giá trị thấp với số lượng ít. Đề phòng rủi ro hy hữu có xảy ra. Đồng thời, nếu số lượng hàng hóa bạn gửi đi hoặc gửi về giữa hai nước quá lớn với kiện hàng to thì khả nâng cao đơn hàng của bạn sẽ bị kẹt lại tại cửa khẩu hải quan.

2. Gửi qua đường biển

Nghe có vẻ khá xa lạ, tuy nhiên đây lại là hình thức vận chuyển cũng khá quen thuộc đối với những người buôn bán hàng hóa số lượng lớn.

Với phương thức vận chuyển này, bạn sẽ ít tốn kém chi phí hơn so với hai cách còn lại. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số ưu và nhược điểm nhất định.  

   


-Ưu điểm:

  • Đây là hình thức có thể do người Nhật hoặc người Việt trực tiếp thực hiện. Và họ cũng chính là những nhân tố đứng ra để nhận hàng và vận hàng về Việt Nam.
  • Hầu hết, các đầu mối xuất nhập khẩu đều vận chuyển với số lượng hàng hóa khá lớn và vận chuyển thường xuyên. Chính vì vậy mà hàng hóa của họ qua cửa khẩu hải quan dễ dàng hơn, dẫn đến tình trạng rủi ro thất lạc xảy ra thấp hơn.

-Nhược điểm:

  • Hàng hóa gửi bằng đường thủy – tàu biển sẽ có thời gian giao hàng dài hơn
  • Với các công ty xuất nhập khẩu, họ chỉ nhận vận chuyển những đơn hàng số lượng lớn và không nhận ký gửi các bưu phẩm nhỏ.
  • Dễ bị lừa nếu như không quen biết công ty vận chuyển
  • Chỉ có thể tìm thấy tại các thành phố có bến cảng như Tokyo, Yokohama hay Osaka,…
  • Khi gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam, người nhận phải đến tận kho bãi để nhận hàng gây nên sự bất tiện

3. Gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế

Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và bưu phẩm quốc tế của con người tăng cao. Có rất nhiều nhưng công ty chuyển phát ra đời để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với chất lượng gửi hàng đạt tiêu chuẩn cũng như sự bình ổn giá thành, những công ty này trở thành sự lựa chọn quen thuộc của rất nhiều khách hàng.

Một số những công ty chuyển phát uy tín mà bạn có thể tham khảo nếu muốn chuyển phát hàng hóa, bưu phẩm quốc tế như: Yamato, Sagawa hay DHL,…

  • Ưu điểm: Thủ tục tiến hành nhanh gọn lẹ và vô cùng đơn giản, giá cả hợp lý và ít khi xảy ra sai sót. Chất lượng dịch vụ đảm bảo và uy tín.
  • Nhược điểm: Trường hợp rủi ro hàng hóa kẹt lại tại cửa khẩu vẫn có thể xảy ra đối với những kiện hàng lớn.

Đối với hình thức gửi thông qua các công ty chuyển phát, sau khi qua cửa khẩu hải quan, đơn hàng được vận chuyển về đến Việt Nam sẽ do các chi nhánh tại Việt Nam chịu trách nhiệm. Cho nên rủi ro thất lạc sẽ khó xảy ra hơn nên các bạn cần cân nhắc khi chọn dịch vụ này nhé

4. Gửi qua đường hàng không

Gửi qua đường hàng không cũng là một trong những hình thức vận chuyển khá phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn. 

  • Ưu điểm: Hình thức vận chuyển này chính là tốc độ vận chuyển khá nhanh, chỉ mất khoảng từ 3 đến 6 ngày. Hàng hóa ký gửi qua dịch vụ này nặng tối đa 30kg với kích thước bưu phẩm có chiều dài, chiều rộng, chiều cao không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài + chu vi lớn nhất không vượt quá 3m. Ngoài ra, thủ tục đăng ký gửi hàng khá đơn giản, tương tự như hình thức gửi bằng đường biển.
  • Nhược điểm: Phí dịch vụ cao do vận chuyển bằng máy bay thường cao hơn so với EMS và đường biển. Bên cạnh đó, vận chuyển qua đường hàng không có quy định nghiêm ngặt về hàng hóa ký gửi so với đường biển nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Nhìn chung, hình thức vận chuyển này chỉ phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, cần giao hàng gấp. 


Cách gửi hàng: Tương tự như hình thức vận chuyển bằng đường biển

5. Nhờ bạn bè hoặc người quen đem về giúp

Nếu không an tâm với những phương pháp vận chuyển trên thì các bạn hoàn toàn có thể chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam nếu có người quen về nước. Và đây cũng là cách phổ biến nhất đối với các bạn du học sinh và thực tập sinh Nhật Bản.

  • Ưu điểm: Không tốn chi phí gửi hàng và chắc chắn hầu như không có trường hợp thất lạc hàng hóa xảy ra

Khi bạn gửi nhờ hàng hòa thì sẽ không có trường hợp bị mất hàng hóa. Vì chắc chắn người nhận sẽ đóng gói hành lý gửi về cùng với người nên rủi ro xảy ra là cực kỳ thấp trên các chuyến bay. Trừ phi có người cầm nhầm hành lý (tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra tại các cảng hàng không quốc tế).

  • Nhược điểm: Không thể gửi hàng về với số lượng lớn hoặc các kiện hàng to. Và không phải bất kỳ lúc nào cũng có thể gửi hàng đi vì rất ít khi có người từ Nhật Bản về Việt Nam.

Để có thể gửi được hàng hóa về Việt Nam theo cách này, bạn bắt buộc phải chờ đến khi có người bay về. Khá bất tiện cho cả người gửi lẫn người nhận và cả người đưa số hàng đó về Việt Nam.

Và việc nhờ được người đáng tin cậy để đem về giúp mình cũng là một chuyện rất khó chứ không phải dễ đâu đấy.

  • Những lưu ý khi gửi hàng từ Nhật về Việt Nam:

-Các sản phẩm thịt tươi sống, thực phẩm đông lạnh, hóa chất hoặc đồ điện tử có dung lượng pin lớn,… sẽ không được phép gửi qua đường hàng không.  

-Các vật chứa chất nổ, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng như bom, mìn, kíp nổ, dây cháy chậm, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng và các loại chất nổ khác, các thiết bị báo động, pin ắc quy.

-Các chất có cồn dễ cháy hoặc các chất lỏng dễ cháy hoặc các loại chất rắn, vật liệu, hóa chất dễ cháy. Lưu ý về nồng độ cồn trong những sản phẩm như nước hoa hay kem chống nắng và các loại mỹ phẩm.

-Những mặt hàng có giá trị lớn như kim loại quý, phiếu chứng khoán,…

-Ma túy, chất gây nghiện, chất kích thích là những mặt hàng bị nghiêm cấm vận chuyển bằng  mọi hình thức vận chuyển kể cả đường biển và đường hàng không dưới mọi hình thức 

-Văn hóa phẩm đồi trụy cùng là loại hàng hóa này cũng không được vận chuyển bằng đường biển.

Nguồn: https://nhanlucnhatban.com/gui-hang-tu-nhat-ve-viet-nam/

Điều cuối mà GoEMON muốn bạn phải quan tâm đến tránh gửi những mặt hàng hóa bị cấm nhập khẩu về Việt Nam và phải tìm hiểu thật kĩ những món đồ bị cấm để tránh mắc phải nhé
Theo dõi GoEMON để cập nhật nhiều thông tin thú vị và hữu ích về cuộc sống tại Nhật Bản nhé!