So sánh sự khác biệt giữa xin visa vĩnh trú và nhập tịch tại Nhật Bản
So sánh sự khác biệt giữa xin visa vĩnh trú và nhập tịch tại Nhật Bản

Người Việt sinh sống, làm việc rất nhiều và lâu năm tại Nhật. Nên từ khóa “Visa vĩnh trú” và “Nhập tịch” luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Để có thể giúp mọi người biết được loại nào có thể phù hợp và đem lại nhiều lợi ích cho mình.
Bài viết dưới đây GoEMON sẽ giúp các bạn tìm hiểu được các ưu nhược điểm của từng loại để từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình nhé!
1.Ưu, nhược điểm của visa xin visa vĩnh trú:
Ưu điểm:
-Không bị giới hạn thời gian lưu trú nên là bạn sẽ tránh được những thủ tục rắc rối dưới đây:
- Ngoài tư cách lưu trú vĩnh trú, trừ visa chuyên gia chất lượng cao số 2 thì thời gian lưu trú tối đa là 5 năm.
- Nếu bạn muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản sau ngày hết hạn lưu trú, bạn phải nộp đơn xin phép gia hạn thời gian lưu trú cho Cục quản lý xuất nhập cảnh để xin được cấp phép.
- Đối với người nước ngoài, mỗi khi thời gian lưu trú đến gần, họ phải chuẩn bị những hồ sơ xin phép rắc rối và lo lắng về việc có được cấp phép hay không.
- Về vấn đề này, những người có tư cách vĩnh trú không bị giới hạn về thời hạn lưu trú, do đó bạn sẽ được giải phóng khỏi những rắc rối và lo lắng khi xin gia hạn visa. Có thể nói đó là một lợi thế lớn đối với người nước ngoài.
- Về nguyên tắc, thẻ thường trú có thời hạn sử dụng là 7 năm, nhưng thời hạn hiệu lực của thẻ cư trú theo đúng nghĩa đen là thời hạn hiệu lực của chính chiếc thẻ đó. Vì vậy, kể cả thời hạn của chiếc thẻ đã quá đi chăng nữa nhưng không có nghĩa là tư cách vĩnh trú bị mất.
- Bạn có thể được cấp thẻ cư trú mới ngay cả khi ngày hết hạn của thẻ cư trú đã hết hạn.
-Không bị hạn chế các hoạt động tại Nhật:
- Mỗi tư cách lưu trú có các hoạt động riêng và bạn phải tiếp tục các hoạt động đó.
- Nếu bạn không thực hiện các hoạt động theo quy định trong thời gian quy định có thể bạn sẽ bị thu hồi tư cách lưu trú.
- Ví dụ, nếu một người có tư cách lao động nghỉ việc mà trong vòng 3 tháng nếu người đó không tìm được công việc mới thì có thể người đó sẽ bị hủy tư cách lưu trú ; nội dung công việc mới phải phù hợp với tư cách lưu trú.
- Ngoài ra, nếu một người có tư cách cư trú người phụ thuộc với người Nhật nhưng sau đó hai người ly hôn hoặc người chồng/ vợ là người Nhật mất thì nếu người đó không tái hôn với một người khác hoặc chuyển sang một loại visa khác thì người đó buộc sẽ phải về nước.
- Mặt khác, người có tư cách vĩnh trú không bị hạn chế các hoạt động giống như các tư cách lưu trú khác.
- Nói cách khác, nếu bạn có vĩnh trú, bạn có thể tự do lựa chọn công việc mới mà không cần lo lắng về nội dung công việc, ngay cả khi bạn ly hôn, tư cách vĩnh trú của bạn sẽ không bị hủy bỏ.
- Bằng cách này, nếu bạn có được vĩnh trú, bạn sẽ không còn bị hạn chế về các hoạt động ở Nhật Bản, điều này sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn cho các kế hoạch cuộc sống trong tương lai.
Nhược điểm:
- Người sở hữu visa vĩnh trú trong trường hợp phạm luật ở Nhật hoặc xảy ra vấn đề nghiêm trọng vẫn có thể bị trục xuất.
- Khi du lịch hay về nước bản địa bạn vẫn cần làm thủ tục tái nhập cảnh.
- Dù bạn có visa vĩnh trú thì bạn vẫn là người nước ngoài, chỉ khác là bạn không bị hạn chế thời gian lao động và các hoạt động tại Nhật thì cũng không có gì khác so với các loại tư cách lưu trú khác.
2.Ưu, nhược điểm của nhập tịch:
Ưu điểm:
- Sau khi trở thành công dân Nhật Bản, bạn có thể hưởng chế độ phúc lợi xã hội về giáo dục, lương hưu…
- Bạn có thể thực hiện mọi quyền công dân, trong đó có bầu cử và ứng cử.
- Bạn có thể thi tuyển để làm công chức Nhật Bản.
- Các hoạt động như sở hữu đất đai, giao dịch tài chính, đầu tư hay vay nợ ngân hàng đều có thể thực hiện dễ dàng.
- Việc xuất nhập cảnh đối với người có hộ chiếu Nhật Bản cũng diễn ra dễ dàng và đơn giản hơn.
Nhược điểm:
- Trước hết, khi quyết định trở thành công dân của “Đất nước mặt trời mọc” thì bạn phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam vì Nhật Bản chỉ chấp nhận công dân có 1 quốc tịch duy nhất. Điều này cũng dẫn đến việc hộ chiếu của Việt Nam sẽ bị hủy bỏ và có thể sẽ mất những quyền lợi mà công dân Việt Nam có thể hưởng.
- Đặc biệt khi từ bỏ quốc tịch Việt Nam thì muốn nhập tịch lại là vô cùng khó. Song song với những lợi ích mà bạn có thể nhận được thì việc nhập quốc tịch Nhật Bản vẫn tồn tại không ít điểm bất lợi. Vì vậy mà bạn cần phải thật sự cân nhắc, tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè kỹ lưỡng rồi mới nên đưa ra quyết định thay đổi quốc tịch.
3.Sự khác biệt giữa visa vĩnh trú và nhập tịch:
3.1.Nơi nộp đơn:
a.Xin visa vĩnh trú:
- Visa vĩnh trú là một loại tư cách lưu trú mà Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản có trách nhiệm quản lý việc cư trú của người nước ngoài.
- Do đó, nộp đơn xin vĩnh trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực (Cục nhập cảnh), hoặc văn phòng chi nhánh có thẩm quyền trực thuộc Cục quản lý xuất nhập cảnh.
b.Xin nhập tịch:
- Việc xin nhập tịch chỉ đơn giản là việc tạo một sổ hộ khẩu mới cho người Nhật, và Bộ Tư pháp sẽ chịu trách nhiệm quản lý hộ tịch này.
- Đơn xin nhập quốc tịch sẽ được nộp cho Văn phòng các vấn đề pháp lý khu vực- một văn phòng chi nhánh địa phương của Bộ Tư pháp.
- Đối với Cục nhập cảnh thì có thể nhiều người sẽ quen thuộc vì đã nhiều lần đi xin hồ sơ tuy nhiên đối với việc Nhập tịch ở Cục pháp vụ thì phần lớn là mọi người sẽ đến lần đầu.
3.2.Những tài liệu cần thiết:
a.Xin visa vĩnh trú:
- Đối với đơn xin vĩnh trú thì Cục sẽ xét tình trạng lưu trú tại Nhật của bạn có tốt không, bạn sẽ phải nộp những hồ sơ chính như về thu nhập tại Nhật, tình trạng thuế, tình trạng chi trả bảo hiểm lương hưu, … những chứng nhận này phần lớn lấy tại cơ quan hành chính tại Nhật.
- Ngoài ra có thể bị yêu cầu nộp một số giấy tờ tại nước ngoài như giấy chứng nhận thể hiện mối quan hệ hôn nhân với vợ/ chồng, giấy khai sinh chứng nhận quan hệ giữa cha mẹ và con cái,…
b.Xin nhập tịch:
- Xin nhập tịch là đồng nghĩa với việc tạo ra một sổ hộ khẩu mới để chứng minh danh tính của người Nhật, tên và mối quan hệ với cha mẹ (bao nhiêu anh chị em), hồ sơ kết hôn, hồ sơ nhận con nuôi, và nếu có con, bạn phải chứng minh mọi thứ liên quan đến người nộp đơn, chẳng hạn như hồ sơ khai sinh của đứa trẻ.
- Và, để xác nhận các hồ sơ liên quan đến các mục tình trạng này, cần phải có bằng chứng do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp.
- Do đó, trước khi xin nhập tịch cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và hồ sơ từ nước sở tại của bạn.
- Đây là một yếu tố khác khiến thủ tục nhập tịch có vẻ rườm rà và phức tạp hơn.
3.3.Thời gian xét:
a.Xin visa vĩnh trú:
- Thời gian xét tiêu chuẩn cho hồ sơ xin vĩnh trú được công bố là 4 tháng.
- Tuy nhiên, trên thực tế, việc xét hồ sơ hiếm khi được cấp trong 4 tháng, và mặc dù có sự khác nhau tùy thuộc vào Cục nhập cảnh địa phương, nhưng thông thường cũng phải mất khoảng 6 đến 10 tháng.
- Bạn có thể ngạc nhiên vì thời gian xét duyệt đơn vĩnh trú kéo dài, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên hơn nữa vì việc xét nhập tịch sẽ mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.
b.Xin nhập tịch:
- Thời gian tiêu chuẩn để xét nhập tịch chưa được công bố công khai tuy nhiên trừ những người là vĩnh trú đặc biệt, một người thông thường xin nhập tịch ít nhất cũng sẽ phải 1 năm kể từ khi nộp đơn đến khi chính thức được cấp phép( được công bố trên bản tin chính thức).
- Ngày xưa, còn mất thời gian 2~3 năm.
- Ngoài ra, sẽ không dễ dàng thu hồi quyền nhập tịch.
- Việc tạo danh sách ở sổ hộ khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến việc thừa kế, do đó, việc điều tra được tiến hành hết sức cẩn thận.
Follow fanpage GoEMON Việt Nam để cập nhật nhanh chóng những chia sẻ hữu ích về cuộc sống đời thường ở Nhật Bản nhé!
1
846
Lượt xem
Thích
Không thích
Chia sẻ