Thứ bảy, 24 tháng 12 năm 2022 09:46

Khám phá 6 nét văn hóa đặc trưng chỉ có ở Nhật Bản

Hãy cùng GoEMON khám phá 6 nét văn hóa đặc trưng chỉ có ở Nhật Bản nhé!

GoEMON Admin
Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều nét văn hóa rất riêng biệt, nhờ những nét văn hóa đó mà Nhật Bản là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan hàng năm. Nếu các bạn đang có ý định du học hay làm việc tại “ xứ Phù Tang” thì cũng nên tìm hiểu để biết nhiều hơn về văn hoá của nước mình sắp sinh sống, để không phải ngạc nhiên khi trải nghiệm những văn hóa ở đây.
Vậy nền văn hóa ở “xứ Phù Tang” có gì đặc biệt? Điều gì làm nền văn hóa của Nhật Bản trở nên hấp dẫn như thế? Trong bài viết này, hãy cùng GoEMON “Khám phá những nét văn hóa đặc trưng mà chỉ có ở Nhật Bản” để có thể giải đáp những thắc mắc đó nhé!


1.Trang phục truyền thống Kimono:

Khi nhắc đến trang phục truyền thống thì mỗi quốc gia sẽ có trang phục riêng như ở Việt Nam thì có “Áo dài”, Hàn Quốc thì có “Hanbok”, Thái Lan có “Chut Thai”. Còn khi nói đến “Kimono” thì ai cũng biết là trang phục truyền thống của Nhật Bản, là bộ ‘Quốc phục đã gắn liền rất lâu đời với con người Nhật Bản. Thời xưa được sử dụng rất phổ biến nhưng hiện nay do sự du nhập của văn hóa Phương Tây và sự thay đổi về nhu cầu ăn mặc của con người, thì Kimono chỉ còn được sử dụng trong những ngày Tết, lễ hội, đám cưới,....



Với thiết kế rất độc đáo và riêng biệt, Kimono đã thu hút rất nhiều du khách đến trải nghiệm. Bộ Quốc phục” này mang một vẻ đẹp say đắm lòng người, nam và nữ đều có bộ quốc phục riêng với thiết kế riêng biệt. Với nam thì được thiết kế một cách đơn giản hơn và tông màu trầm hơn để thể hiện sự mạnh mẽ của nam giới. Còn áo Kimono của phụ nữ thì sẽ cầu kỳ hơn,  màu sắc bắt mắt cùng rất nhiều những chi tiết hoa, lá, mây,..... Nhiều hình ảnh thiên nhiên khác, thể hiện tình yêu thiên nhiên của người Nhật.


2.Văn hóa trà đạo:

Nếu các bạn đang là du học sinh hay đang làm việc ở Nhật, thì chắc hẳn không còn xa lạ với văn hóa uống trà đạo ở Nhật rồi đúng không? Trà đạo được phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, mở ra trong tâm hồn người Nhật một chân trời mới. Không chỉ đơn giản là pha trà và ngồi thưởng thức trà, mà mọi người cần phải tuân thủ những nguyên tắc và nghi thức nhất định.



Với sự đặc biệt như thế mà văn hóa uống trà đạo ở Nhật khiến nhiều khách du lịch tò mò và muốn trải nghiệm. Nhưng không phải dễ dàng mà có thể thưởng thức được, mà nó còn gắn liền với một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc đó là:Hòa” - “Kính” - “Thanh” - “Tịch

  • Hòa: Thể hiện sự hòa hợp, sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa người uống trà và người pha trà. Cho thấy sự khăng khít và gắn kết với mọi người ở Nhật.
  • Kính: Lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, sự tri ân đối với cuộc sống xung quanh.
  • Thanh: Thể hiện sự thanh tịnh, sự tôn kính với vạn vật xung quanh. Không sân si, không phân biệt thì tấm lòng sẽ tự khắc trở nên thanh thản và yên tĩnh.
  • Tịch: Đó là “cảnh giới” cao nhất của tâm hồn con người, thể hiện sự vắng lặng tĩnh lặng trong tâm hồn của mỗi người từ đó mang đến một cảm giác an nhiên và hạnh phúc.

3.Tinh thần võ sĩ:

Gắn với tinh thần võ sĩ đạo, biểu tượng “Samurai” là một trong những đặc trưng của văn hóa của “xứ sở hoa anh đào”. Thể hiện cho lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật luôn hướng đến.



Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính thì các bạn phải hội tụ đầy đủ các yếu tố như: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự. Nhờ có tinh thần võ sĩ đạo mà Nhật Bản đã vươn lên trở thành một nước có nền công nghiệp và kinh tế giàu mạnh nhất thế giới.


4.Văn hóa giao tiếp:

Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng lễ nghi, đặc biệt là trong giao tiếp. Nếu bạn lần đầu tiên giao tiếp với người Nhật thì có lẽ sẽ rất ngạc nhiên trước những cử chỉ nghiêm chỉnh và rất tế nhị của họ. Tuy nhiên, đó lại là nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Nhật và cũng nét văn hóa mà nhiều quốc gia đang học hỏi.



Trong văn hóa giao tiếp ở Nhật Bản có nhiều cách giao tiếp khác nhau như: “Cúi chào, giao tiếp bằng mắt, vẫy tay, sự im lặng, gật đầu, xin lỗi và cảm ơn, trang phục, tặng quà”.

  • Cúi chào: Khi giao tiếp ở Nhật chúng ta luôn cúi chào trước những người mà ta gặp dù lớn tuổi, bằng tuổi hay là nhỏ tuổi hơn vì như thế họ sẽ có cảm giác được tôn trọng.
  • Giao tiếp bằng mắt: Ở Nhật họ sẽ không nhìn thẳng vào mắt của đối phương để giao tiếp mà họ sẽ nhìn đi một hướng khác, vì họ nghĩ như thế sẽ là một hành động thiếu tôn trọng. 
  • Vẫy tay: Ở Nhật có thể gọi người khác bằng cách vẫy tay nhưng cũng phải vẫy đúng cách nếu không họ sẽ hiểu làm là bạn đang làm thô tục, thiếu tôn trọng họ.
  • Sự im lặng: Trong một cuộc trò chuyện mà hay im lặng thì sẽ có cảm giác bị coi thường và thiếu tôn trọng với người đối  thoại với mình. Còn  giao tiếp ở Nhật thì khác họ sẽ nói rất ít, vì họ nghĩ hành động nhiều sẽ tốt hơn là lời nói.
  • Gật đầu: Khi giao tiếp thì họ luôn chú ý lắng nghe và nở nụ cười. Gật đầu ở Nhật không phải chỉ là thể hiện sự đồng ý. Mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ý của họ là muốn đối phương tiếp tục cuộc trò chuyện.
  • Xin lỗi và cảm ơn: Đây là hai cụm từ mà sử dụng khá phổ biến ở Nhật, “xin lỗi” và “cảm ơn” là một phép lịch sự mà người nói muốn gửi đến người đối thoại. Điều này sẽ làm cho bạn rất bất ngờ và thậm chí là khó hiểu khi lần đầu đến Nhật.
  • Trang phục: Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng khi giao tiếp ở Nhật, vì nếu bạn mang một bộ trang phục lịch sự, kín đáo, đặc biệt là sạch sẽ và không bị nhàu nát. Thì sẽ tạo cho người đối thoại với mình một cảm giác được tôn trọng.  
  • Tặng quà: Ở Nhật tặng quà không chỉ nhân ngày lễ hay những ngày đặc biệt. Mà ở đây họ thường tặng quà cho nhau để thể hiện sự kính mến, yêu quý cho mọi người xung quanh.  

5.Tháo giày trước khi vào nhà:

Đây là một văn hóa mà hầu như ai ở Nhật cũng sẽ biết. Nhưng bạn cần phân biệt được nơi mình đến có thực sự cần tháo giày hay không. Để có thể biết được điều đó thì các bạn chỉ cần nhìn xung quanh, nếu có giày hay dép của mọi người được đặt ngay ngắn ở ngoài thì tức là nơi đây không được mang vào. Còn nơi mà bạn không thấy tức là có thể mang vào hãy nhìn thật kỹ để tránh nhầm nhé.



6.Làm ồn khi ăn:

Hầu như trong quá trình ăn thì người nước nào cũng đều ăn một cách rất khiêm tốn và nhỏ nhẹ, để không làm ảnh hưởng đến người khác trong lúc ăn. Còn ở Nhật thì lại khác, họ sẽ phát ra tiếng động lớn trong lúc ăn. Nếu bạn lần đầu tiên đến Nhật thì sẽ thấy rất khó chịu và bất lịch sự. 


Ở Nhật họ quan niệm rằng nếu trong lúc ăn mà phát ra âm thanh càng lớn thì chứng tỏ món ăn đó rất ngon. Còn nếu bạn chỉ ăn mà cứ im lặng thì họ sẽ nghĩ rằng món ăn đó không ngon. Tuy nghe có vẻ vô lý nhưng đó lại là nét văn hóa đặc trưng ở Nhật Bản, dần dần về sau các bạn sẽ thấy điều đó rất thú vị đấy.



Nhật Bản là một quốc gia có nét văn hóa rất riêng biệt, cũng nhờ những đặc trưng của nét văn hóa đó mà làm Nhật Bản trở thành một quốc gia rất nổi bật. Vì thế những thế hệ đi trước, luôn muốn những thế hệ hiện tại và trong tương lai có thể giữ gìn và phát huy nét văn hóa đó để nó không mai một theo thời gian. 


Với những thông tin trên, GoEMON hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn. Đồng thời sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những văn hóa về đất nước mình đang sinh sống nhé!
Follow fanpage GoEMON Việt Nam để cập nhật nhanh chóng những chia sẻ hữu ích về cuộc sống đời thường ở Nhật Bản nhé!

Nguồn: Tổng hợp

#Khác