Đi Nhật diện Kỹ sư và Thực tập sinh khác nhau như thế nào?
Đi Nhật diện Kỹ sư và Thực tập sinh khác nhau như thế nào?

Thông thường những người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có hai con đường, hoặc là thực tập sinh, hoặc là theo diện kỹ sư. Chắc hẳn có nhiều bạn thắc mắc đi Nhật diện thực tập sinh và diện kỹ sư khác nhau như thế nào?
Trong bài viết dưới đây, GoEMON sẽ giải thích cho bạn một số điểm khác biệt cơ bản giữa diện Kỹ sư và Thực tập sinh khi đi Nhật Bản nhé!
1. Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện Thực tập sinh
Để có thể xuất khẩu lao động theo chương trình thực tập sinh Nhật Bản thì người lao động phải đạt các tiêu chí về độ tuổi, sức khỏe, ngoại hình, bằng cấp, kinh nghiệm, lý lịch, tài chính và một số tiêu chí khác trong hồ sơ theo quy định của nhà tuyển dụng Nhật Bản.
- Về độ tuổi: 18-35
- Về sức khỏe: Có giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện cấp, bản thân không có tiền án và tiền sự, không bị cấm xuất cảnh; Đạt chiều cao tối thiểu từ 1,50m đối với nữ và 1,60m đối với nam; Đạt cân nặng tối thiểu từ 40kg đối với nữ và 50kg đối với nam
- Tối thiểu có bằng tốt nghiệp cấp 2, chuẩn bị đầy đủ một khoản tài chính nhất định để chi trả cho các loại phí. Và hoàn thành một số giấy tờ do doanh nghiệp Nhật yêu cầu.
Mức lương mà người lao động theo diện thực tập sinh được hưởng sẽ thấp hơn mức lương của người Nhật. Nhưng so với ở Việt Nam thì mức lương cũng tương đối cao.
2. Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện Kỹ sư
Xuất khẩu lao động Nhật Bản diện kỹ sư thì yêu cầu thường cao hơn và khắt khe hơn so với diện thực tập sinh. Các điều kiện cơ bản thì đa phần cũng giống nhau nhưng bên kỹ sư sẽ có thêm thêm một điều kiện bắt buộc là phải có bằng Cao đẳng hoặc đại học, và phải có kinh nghiệm làm việc, có năng lực và trình độ đáp ứng được công việc mà phía doanh nghiệp Nhật yêu cầu.
Mức lương của người lao động theo kỹ sư khoảng hơn 36 triệu đồng. Và như vậy so với tình hình hình lương trong nước thì mức lương này được xếp vào loại khá cao.
3. Khác biệt giữa đi Nhật theo diện kỹ sư và thực tập sinh
Tư cách lưu trú
- Kỹ sư: 技術・人文知識・国際業務 ( kỹ thuật, kiến thức nhân văn và nghiệp vụ quốc tế)
- Thực tập sinh: TTS loại 1 (技能実習生第1号) , TTS loại 2 (技能実習生第2号) , TTS loại 3 (技能実習生第3号).
Thời hạn lưu trú
- Kỹ sư: 1 năm, 3 năm, 5 năm…
- Thực tập sinh: năm đầu tiên là 6 tháng ~ 1 năm, còn từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm phải gia hạn visa 1 lần.
Thời gian được phép làm việc ở Nhật
- Kỹ sư: không giới hạn thời gian
- Thực tập sinh: nếu đăng ký đơn hàng 1 năm thì thời gian được làm việc ở Nhật là 1 năm, còn nếu đi đơn hàng 3 năm thì thời hạn tối đa ở Nhật là 5 năm
Thời gian chờ cấp visa
- Kỹ sư: 2 tháng để nhận được visa lao động.
- Thực tập sinh: trước khi đến Nhật, cần phải học tiếng Nhật, làm đơn xin cấp thị thực… mất khoảng 4 tháng. Sau khi đến Nhật, mất thêm 1 tháng để đào tạo.
Yêu cầu về bằng cấp
- Kỹ sư: tốt nghiệp trường senmon ở Nhật trở lên (có bằng chuyên ngành) hoặc là tốt nghiệp cao đẳng tại Việt Nam trở lên (Cao đẳng nghề không được tính). Tùy loại hình công việc, cần có sự liên quan giữa nội dung học ở trường và nội dung công việc.
- Thực tập sinh: mỗi đơn hàng sẽ có yêu cầu về bằng cấp khác nhau và tối thiểu phải có bằng cấp II trở lên.
Chế độ phúc lợi (lương thưởng, bảo hiểm xã hội…)
- Kỹ sư: chế độ giống như nhân viên người Nhật, nhiều chế độ lương, thưởng hàng năm, bảo hiểm xã hội, lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động đầy đủ.
- Thực tập sinh: tiền lương, thưởng tính theo lương cơ bản khác nhau của từng khu vực, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động đầy đủ.
Loại hình công việc
- Kỹ sư: công việc chuyên môn cao, phải phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo tại Việt Nam.
- Thực tập sinh: công việc lao động phổ thông và có quy định về loại hình công việc, nội dung trong hợp đồng lao động.
Chuyển việc, chuyển công ty
- Kỹ sư: có thể chuyển việc giống nhân viên chính chức tùy vào từng công ty sẽ có quy định khác nhau.
- Thực tập sinh: nguyên tắc là không thể (có thể được phép về nước khi chưa hết hạn hợp đồng). Tuy nhiên, khi Thực tập sinh xin được visa kỹ năng đặc định thì có thể chuyển việc.
GoEMON vừa giải đáp đến bạn một số sự khác biệt giữa đi Nhật diện Thực tập sinh và Kỹ sư.
Hãy follow fanpage GoEMON để cập nhật nhanh chóng những chia sẻ hữu ích ở Nhật Bản nhé!
------------
Nguồn tham khảo: Mirai Human