Chia sẻ kinh nghiệm về Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU)
Chia sẻ thông tin và trải nghiệm về kỳ thi EJU tại Nhật, một vài lời khuyên cho các bạn chuẩn bị thi

1. Kỳ thi EJU là gì
Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật và trình độ kiến thức cơ bản (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, toán học) của những người có nguyện vọng du học hệ đại học … của Nhật Bản với tư cách du học sinh người nước ngoài. Trên 860 trường Đại học ở Nhật Bản đang sử dụng kết quả thi EJU để thực hiện xét tuyển.
Kỳ thi được tổ chức bởi JASSO 2 lần/năm vào tháng 6 (lần 1) và tháng 11 (lần 2).
(Theo Japan Student Services Organization - JASSO)
2. Cấu trúc bài thi EJU
Tuỳ thuộc vào việc lựa chọn xét tuyển mà cấu trúc bài thi khác nhau. Và chỉ được chọn 1 trong 2 khối dưới đây, không được chọn cả 2:
Trường hợp xét tuyển vào các ngành kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư (các ngành công):
➤ Tiếng Nhật
➤ Toán II (200 điểm)
➤ Các môn khoa học tự nhiên (lý, hoá hoặc hoá, sinh) (mỗi môn 100 điểm)
Trường hợp xét tuyển vào các ngành kinh doanh, kinh tế:
➤ Tiếng Nhật
➤ Toán I (200 điểm)
➤ Môn khoa học xã hội tổng hợp (văn, sử địa) (tối đa 300 điểm)
(Toán II được đánh giá là khó hơn toán I)
*Về bài thi tiếng Nhật, gồm 3 phần, tổng điểm 450:
➤ Đọc hiểu( 40 phút, tối đa 200 điểm)
➤ Nghe đọc hiểu( tức là không chỉ nghe không, ví dụ có những bài tính toán, phải tìm số liệu ở bài nói của người ta rồi tính toán đưa ra kết quả) (55 phút, tối đa 200 điểm)
➤ Bài luận( 30 phút, tối đa 50 điểm)
Điểm thi EJU khoảng bao nhiêu là “ổn”
Điểm luận thường không đánh giá nhiều vào kết quả xét tuyển.
Thường tiếng Nhật tầm 200/400, và điểm các môn còn lại tầm 250-300 là có thể nộp vào các trường đại học ổn, trường top thì cần tổng tiếng Nhật và chuyên môn tầm 550~. Ngoài ra nếu muốn có thể đỗ vào trường top thì cần thêm tiếng Anh. Ngược lại, những trường chuyên môn, trường nghề lại chỉ cần mỗi điểm tiếng Nhật trên 200 là được.
3. Về trải nghiệm thi của tác giả
Thi nghe đọc hiểu là phần thi mình thấy rất khó, đòi hỏi cả kỹ năng nghe hiểu, và đọc hiểu, phân tích, tính toán đưa ra kết quả nên rất căng thẳng, không được lơ là 1 giây. Tiếng Nhật trong đề EJU là từ mang tính học thuật, chuyên môn, phạm vi rộng nên đòi hỏi phải thực sự học mới thi được, chứ không phải là tiếng Nhật trong cuộc sống hằng ngày.
Điểm thi tiếng Nhật EJU = 200 (không tính luận) thì được coi ngang với trình độ JLPT N1. Mình đi thi JLPT khá nhẹ nhàng, mà thi EJU rất căng thẳng vì đòi hỏi vốn từ vựng nhiều, kiến thức chuyên môn, sự tập trung và tốc độ làm bài thần tốc, thời gian phần thi tiếng Nhật của EJU rất sát sao.
Thi JLPT mình thừa tầm nửa tiếng còn thi EJU lúc nào cũng cũng toát mồ hôi hột vì hết giờ rồi vẫn còn 1,2 câu chưa xong.
Một số lời khuyên của mình
Phân chia thời gian học: Ví dụ 6 tháng trước khi thi thì dành 4 tháng cho học toán, lý hoá, sau đó 2 tháng gần ngày thi thì chuyển sang làm đề. Đồng thời phải học song song chứ không được học môn này bỏ môn kia.
Giải đề: 2 tháng trước khi thi thì chuyển sang làm đề, môn nào cũng vậy hãy làm thật nhiều đề của những năm trước. Làm đi làm lại, làm đến thuộc cả đề, nghe từ nào hiểu ngay từ đấy thì thôi.
Hồi đó mình học trường tiếng, sau khi học xong trên lớp với mọi người mình thường ở thư viện, làm đi làm lại 30 đề của 15 năm trước (mỗi năm có 2 đợt thi nên 1 năm có 2 bộ đề).
Tiểu luận phải viết nhiều để nhớ hán tự, và thi xong EJU là mình thi JLPT N1 đỗ luôn không cần ôn tập nhiều.
Đây là kết quả sau một thời gian nỗ lực của mình ^^.
4. Gợi ý một số sách để ôn thi
Sách để ôn thi môn tổng hợp
Vật lý
Hoá
3 .Sinh
Toán
Đây là sách đề H30, các bạn nên sưu tập thật nhiều những năm trước để làm thử, theo mình làm đề là cách ôn tập hiệu quả nhất.
Đây là những chia sẻ về trải nghiệm của mình về kỳ thi EJU tại Nhật. Hy vọng bài viết này có thể có thêm một vài thông tin hữu ích cho các bạn trong những kỳ thi sắp tới.
Chúc các bạn thành công trong hành trình học tập tại Nhật!